Bài 18 - Triệu chứng của hồ thủy sinh thiếu trung lượng Ca , Mg và cách bổ xung hợp lý
Triệu chứng của hồ thủy sinh thiếu trung lượng Ca , Mg và cách bổ xung hợp lý
Ca và Mg là 2 loại dinh dưỡng quan trọng trong hồ thủy sinh, vì Ca và Mg có sẵn 1 lượng tương đối trong nước máy nên vì 1 lý do nào đó khi nó thiếu hụt, nó sẽ gây ra tính trạng mất cân bằng dinh dưỡng làm nhiều người chơi thủy sinh trên thế giới và ở VN (trong đó có mình và nhiều bạn mình đã giúp trị bệnh cho hồ) đau đầu nhiều năm qua. Chính vì nó có sẵn nên người chơi thường chủ quan không thấy tầm quan trọng của nó, và khi nó bị cạn kiệt thì người chơi không biết lý do và cách khắc phục). Mình có đính kèm 2 hình mình chụp khi cây thiếu Ca Mg.
Anh em dù là người mới hay đã có chút kinh nghiệm cũng nên dành ít thời gian đọc qua bài này và sẽ có 1 vài người nhận ra rằng mình đã gặp vấn đề này trước kia.
Xin nhắc lại những chất quan trọng trong môi trường nước thủy sinh:
1. Đa lượng (macro): N P K (Nếu anh em châm seachem Nitrogen, Phophorus và Potassium hoặc phân khô kno3, kh2po4, k2so4 thì không sợ thiếu N P K)2. Vi lượng (Micro) gồm Fe, và những chất khác (khi châm phân nước Flourish hay phân khô Csm+b thì đã cung cấp đủ nên anh em thật sự không quan tâm hồ sẽ thiếu Fe, Boron, Mn hay vi lượng nào đó)
3. Trung lượng Ca và Mg : Nhiều anh em liệt kê Ca và Mg vào đa lượng, 1 số lại liệt kê vào vi lượng, nói chung sao cũng được nhưng mình tách ra cho anh em dễ hiểu.
Các bạn có thể xem thêm ở link dưới:
Kiến thức dinh dưỡng thủy sinh: Kiến thức dinh dưỡng căn bản trong hồ thủy sinh
Phân nước Seachem: Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng dòng sản phẩm phân nước Seachem
Phân khô: Link
I. Thông tin căn bản về Ca và Mg
- Đây là 2 loại dinh dưỡng quan trọng, Ca+ và Mg+ cùng với K+ và 1 số chất khác tạo nên độ cứng tổng thể của nước (gH)- Lượng Ca Mg lý tưởng trong hồ thủy sinh là Ca 30 ppm và Mg 7 ppm trở lên.
- Nước máy ở VN đa số có chứa sẵn 1 lượng Ca, như ở nhiều quận ở HCM thì có cỡ 13-20 ppm Ca, và cỡ 4 ppm Mg (gH cỡ 2,5 đến 4). Tuy nhiên nhiều khu vực lượng Ca rất thấp cỡ 10 ppm và Mg dưới 4 ppm. NẾU ANH EM CHƠI HỒ ÍT ĐÈN VÀ CO2 thì 1 tuần thay nước 1 2 lần sẽ không bao giờ bị thiếu Ca Mg (trừ khi công ty cung cấp nước máy bị lỗi). HỒ NÀO CHƠI NHIỀU SÁNG VÀ NHIỀU CO2 thì sau 1 thời gian sẽ chắc chắn thiếu Ca hoặc Mg, đặc biệt là hồ ít thay nước hoặc thay nước 1 lần / tuần. Lý do là cây thủy sinh khi có nhiều CO2 và ánh sáng sẽ tiêu thụ nhanh Ca Mg có sẵn trong nước.
- Cây thủy sinh khi thiếu Ca và Mg sẽ dừng hấp thụ N P K và vi lượng, lá già sẽ bị ảnh hưởng trước vì cây sẽ nhường hết dinh dưỡng còn lại cho lá mới, lá già sẽ bị héo, cúp đầu lá, đen và chết dần. các bạn nhìn hình mình đính kèm sẽ thấy rõ. Đối với rêu, và nana, dương xỉ thì triệu chứng cũng như bị thiếu đa lượng, lá ngừng phát triển, vàng, rữa lá, nhất là các lá già.
- Mỗi lần thay nước thì các loại cây cối trong hồ rất thích vì được cung cấp them lượng Ca Mg mới, thêm chút CO2 có sẵn và loại bỏ bớt độc tố.
- Anh em chơi nước RO 100% bắt buộc phải tăng Ca Mg, anh em chơi tép cũng rất quan tâm về gH này – mình xin nói rõ về gH ở bài khác.
- Lượng Ca Mg trong nước giếng khác nhau từng khu vực, mình khuyên không nên dùng nước giếng.
II. Cách đo lượng Ca và Mg trong nước
- Thật sự thì các bạn không nhất thiết phải đo Ca Mg trong nước hồ nếu các bạn dùng nước máy và chơi ít đèn + ít CO2. Và khi các bạn dùng đèn quá sáng và nhiều co2, 1 tuần khi thay nước các bạn châm đủ Ca Mg vào (hoặc dư chút) thì cũng chẳng cần quan tâm phải đo ppm.- Tuy nhiên nếu các bạn chưa có kinh nghiệm hoắc muốn đo cho chắc chắn thì có thể mua những thứ sau: 1 dung dịch test gH của api, sera hay jbl, 1 dung dịch test Ca của sera, api, jbl..(KHÔNG NÊN MUA Test Mg vì đo Mg trong môi trường nước ngọt hầu như là không thể và cực kì mắc, mình đo gH và Ca sẽ tính ra lượng Mg)
- Khi test gH và Ca, bạn nên dùng 20 ml nước hồ để test, dùng 5 ml như hướng dẫn thì không chính xác như mình cần. khi test bằng 5ml nước hồ, mỗi giọt test dung dịch của lọ gH test sẽ là 1 độ gH, mỗi giọt dung dịch test Ca sẽ là 20 ppm Ca. Nhưng khi bạn lấy 20ml hồ test thì mỗi giọt gH sẽ là 0,25 độ và mỗi giọt Ca test sẽ là 5 ppm Ca.
- Khi có chỉ số gH và Ca các bạn có thể dùng công thức sau suy ra Mg:
(gH x 17.86) - (Ca x 2.5) / 4.1
Ví dụ hồ mình gH = 7,5 và 40 ppm Ca thì mình tính như sau:
(7.5 x 17.86) – (40 x 2.5) / 4.1 = 8 ppm Mg
III. Cách tăng Ca, Mg và gH trong hồ thủy sinh:
- Các bạn có thể mua hũ Seachem Equilibrium dùng hoặc các bạn cần mua 2 loại hóa chất: CaCl2.2H2O và MgSo4.7H2O, giá cỡ vài chục ngàn 1 kg, loại tốt thì mắc hơn nhưng tan dễ hơn và ít tạp chất hơn.Công thức như sau:
- Lấy 3,6 gram CaCl2 cho vào 1 ly nước cỡ 500ml, quấy đều cho tan hết rồi cho vào hồ, sẽ tăng được 10 ppm Ca cho 100 lít nước, hồ bạn sẽ tăng cỡ 1,3 gH
- Lấy 5 gram MgSo4 cho vào cỡ 500ml nước, quấy đều cho tan rồi cho vào hồ, sẽ tăng 5 ppm Mg cho 100 lít nước, hồ bạn sẽ tăng cỡ 1, gH
Nên chia làm 2 lần, 2 lọ nước 500ml để Ca và Mg tan nhanh hơn.
Nếu bạn đang châm phân khô hoặc phân nước theo EI dosing thì làm như sau:
Chủ Nhật bạn thay 50% nước, châm Ca Mg như trên
Sáng 2 4 6 bạn châm đa lượng
Sáng 3 5 7 bạn châm vi lượng
CN lại tiếp tục thay nước và châm Ca Mg
Co2 nhiều (40 ppm)
Chúc các bạn có hồ đẹp.
Xin cảm ơn.
Nguồn: Phạm Thành Văn - thuysinhaz.com
Post a Comment