Header Ads

Bài 19 - Tối ưu lượng CO2 trong hồ thủy sinh giúp cây phát triển căng đẹp

Tối ưu lượng CO2 trong hồ thủy sinh 1 cách đơn giản để giúp cây phát triển căng đẹp và phòng chống rêu hại

Bài chia sẽ lần trước của mình về tầm quan trọng và cách đo ppm CO2 trong hồ thủy sinh ở đây đã được nhiều bạn áp dụng rất thành công và khoe mình, link cho các bạn quan tâm:

Tối ưu lượng CO2 để phòng chống rêu hại và mất cân bằng dinh dưỡng trong hồ thủy sinh

Tuy nhiên mình cũng nhận thấy là việc mua dung dịch đo kH, pH cũng gây chút khó khăn với 1 số bạn. Trong bài viết này mình xin phép chia sẽ cách đo lượng CO2 tối ưu 1 cách dễ dàng hơn. Mình vẫn khuyên các bạn nếu có thể thì hãy đo CO2 theo kH và pH như trong link ở trên.

Cách đo như sau

- Bước 1: Bạn lấy 1 mẫu nước của hồ bạn, cỡ 100 200ml cho vào 1 ly nước, không đạy kín, để ở ngoài 24 tiếng. Mục đích là để khí CO2 có sẵn trong nước bay hết. Sau 24 tiếng, bạn dùng bút đo pH hay bất kì dung dịch đo pH nào từ loại rẻ tiền 25k của VN, Sera, Jbl, Api… đo và ghi lại số pH của mẫu nước này. Đây là pH chuẩn của nước hồ bạn khi không bị CO2 hay o2 tác động. Các bạn lưu ý pH này sẽ khác với pH của nước máy của nhà bạn, vì pH hồ đã bị nền, lũa, đá và 1 số yếu tố khác tác động.

- Bước 2: Khi bạn biết pH chuẩn của nước hồ để ngoài sau 24h, ví dụ là 7.0. Thì nhiệm vụ của các bạn là cung cấp khí CO2 cho hồ của mình, dùng CO2 kéo pH xuống -1 so với pH chuẩn của nước 24h đó, (7 - 1 = 6.0). Bạn phải đảm bảo khi hồ bật đèn thì pH của hồ mình đã là 7-1 = 6 rồi, nên bạn nên dùng van điện hoặc canh bật CO2 trước khi bật đèn cỡ 1-2 tiếng đồng hồ. Nếu bạn bật CO2 chung giờ với đèn thì hồ bạn sẽ mất 1 - 2 tiếng để lượng CO2 hòa tan vào nước và đến khi pH giảm xuống -1 thì rêu hại đã thừa cơ xuất hiện 1 chút rồi.

- Bước 3: Khi bạn đã thành công trong việc kéo pH -1 thì cây của bạn đã thở rất mạnh nếu đủ ánh sáng và dinh dưỡng, bạn sẽ nhận thấy rất nhanh. Nhưng nếu bạn muốn cây còn thở hơn, đẹp và phát triển nhanh hơn, rêu hại tan biến dần thì tiếp tục như sau: bạn để ý cá trong hồ nếu ở pH -1 này mà không có dấu hiệu đớp miệng liên tục và ngóp lên mặt nước thì tiếp tục tăng CO2 để giảm thêm 0.1 0.2 dần dần. Đến 1 mức độ cảm thấy cá bắt đầu mệt thì bạn dừng lại và giảm 1 chút. Bạn sẽ tìm được 1 mức CO2 pH mà cá khỏe và cây phát triển mạnh nhất. Hồ của mình thường dưới mức pH 24h cỡ 1.4 (nước hồ mình để 24h là 6.9, và pH khi mình mở đèn thường là 5.5)

Khi bạn thành công ở bước 3 thì các bạn đã cảm nhận được sự khác biệt, các bạn chỉ cần quan tâm thêm ánh sáng và cung cấp dinh dưỡng cho đủ nữa là tuyệt vời.

Lưu ý:

- Không nên áp dụng cho những hồ chơi cá tép mắc tiền như Sula, tép ong, cá dĩa và 1 số loại nhạy cảm khác.

- Không áp dụng cho những hồ vi sinh chưa ổn định.

- Quan trọng: khi bạn tối ưu được lượng CO2 thì cây sẽ phát triển cực nhanh nên nó sẽ RẤT háu ăn và sẽ hút rất nhanh dinh dưỡng trong nước, cả N P K, vi lượng và đặc biệt là Ca và Mg. Bạn nên cung cấp thêm phân nước cho hồ.

- Những hô dùng nước giếng hoặc pH quá cao (8 trở lên) vì san hô, sỏi 3 màu, cát muối tiêu, đá... thì cũng không áp dụng được.

Chúc các bạn thành công.

Nguồn: Phạm Thành Văn - thuysinhaz.com

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.