Header Ads

Môi Trường Lý Tưởng Để Nuôi Tép

Môi Trường Lý Tưởng Để Nuôi Tép

Mình xin lưu ý về bài viết. Bài viết này mình dựa trên kinh nghiệm non nớt và CHỦ QUAN của bản thân (2 tháng bước vào thế giới thủy sinh) và lượng kiến thức có hạn và còn nhiều thiếu sót qua quá trình tìm hiểu các tài liệu liên quan.

I - Thế nào là môi trường lý tưởng cho tép?

Môi trường lý tưởng cho tép là môi trường có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho sự phát triển tối thiểu của tép, và các chất độc hại được kiểm soát ở mức độ thấp nhất! (Như PH, các chất khoáng, nhiệt độ, ánh sáng, hệ tuần hoàn nitrogen)
Trong đó, hệ tuần hoàn nitrogen là mốt trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến chết tép.

II - Vậy hệ tuần hoàn Nitrogen là gì?

Cái này rất phức tạp nếu nói theo kiểu "khoa học", nhưng để dễ hiểu thì nó thế này:
Vòng tuần hoàn Nitrogen thực ra là một vòng lẩn quẩn được tạo ra nhằm mục đích tiêu diệt các chất độc hại cho tép (có nguồn gốc từ chất thải tép, xác thực vật thối rữa, thức ăn thừa, và phân nền mới). Những thứ đó sẽ theo sợ đồ này:
Chất dơ -> NH3 -> NO2 -> NO3 -> Sạch!
Trong đó NH3 và NO2 là những chất cực kỳ hại cho tép, CÓ THỂ làm chết tép với liều lượng nhỏ trong hồ. NO3 cũng sẽ hại cho tép nhưng với mức độ thấp hơn một chút.
Hệ tuần hoàn này được vận hành bởi những con vi khuẩn có chức năng khác nhau để chuyển hóa từng chất khác nhau. Và những con này chính là vũ khí tối tân, hiện đại, đơn giản, hiệu quả, và được ưa chuộng bậc nhất để biến hồ bạn thành một môi trường lý tưởng cho tép mà mình đã đề cập bên trên.

III - Những chất này tạo ra từ chất thải, vậy đâu là giải pháp?

Trừ trường hợp hồ bạn là hồ nền trơ, và những chất thải được loại bỏ hoàn toàn mỗi ngày thì bạn sẽ không phải lăn tăn về vấn đề này. Còn nếu có nền thì chỉ có 2 phương án đó là nhờ đến hệ tuần hoàn Nitrogen hoặc dùng hóa chất.

1 - Hóa chất

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hóa chất từ các hãng nổi tiếng đến các hãng bình dân, nó sẽ giúp bạn loại bỏ một phần các chất hại cho tép như NH3, NO2, NH3 với 1 liều lượng nhất định. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, vì chắc chắn bạn không muốn mỗi ngày đổ hóa chất vào hồ mình để rồi lâu dần hồ bạn sẽ thành hồ - hóa - chất, và tất nhiên là không con gì tồn tại được trong cái môi trường "sạch giả tạo" kiểu đấy.

2 - Hệ tuần hoàn Nitrogen

Hệ tuần hoàn này được tạo ra do quá trình sinh sôi của các loại vi khuẩn chuyên trách các nhiệm vụ khác nhau, hệ tuần hoàn này sẽ được hoàn chỉnh và có khả năng đảm nhiệm nhiệm vụ "lọc nước" ít nhất là 3 - 6 tuần tùy hồ. Các bạn lưu ý là mất 3-6 tuần để TẠO NÊN MỘT HỆ TUẦN HOÀN HOÀN CHỈNH nhé.
Những doping các bạn thêm vào sẽ giúp cho hệ tuần hoàn phát triển nhanh hơn. Nhưng không có nghĩa là 1 - 2 ngày là các bạn yên tâm thả tép. LƯU Ý: ÍT NHẤT 3 TUẦN!

IV - Vậy quá trình đó sẽ diễn ra như thế nào?

Thông thường nó sẽ thế này.
- Trong tuần đầu, đất nền mới, lượng NH3 sẽ tăng vô cùng cao, trong khi đó lượng NO2 và NO3 tương đối hiền hòa và đằm thắm.
- Tuần 2: Lượng NH3 có dấu hiệu suy giảm, thay vào đó NO2 có chiều hướng tăng cao với tốc độ chóng mặt.
- Tuần 3: Lượng NH3 suy giảm gần như cạn kiệt (Gần về 0) Trong khi đó NO2 sẽ tăng tới đỉnh điểm.
- Tuần 4: NO2 có dấu hiệu hạ nhiệt nhanh chóng, kéo theo hệ quả là NO3 sẽ tăng cao ngút trời.
- Cuối tuần 4 -5: NO2 sẽ dần về 0, NO3 cũng bắt đầu hạ nhiệt và kéo dần về 0. Dấu hiệu tốt đẹp cho việc đón tép.
Quy trình trên là mình mô phỏng cho 1 hồ có đầy đủ bổ sung vi sinh và một chế độ thay nước hợp lý nhé.

V - Thế tại sao lại có người thả tép vào hồ mới trong vòng 3 ngày mà tép không chết? Họ chém gió chăng?

Điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra. Ngay cả những loài nhạy cảm như tép ong, nhưng nếu có một bộ gen mạnh mẽ và khả năng trâu bò cùng một nghị lực phi thường thì điều tồn tại là không phải không thể. Nhưng vẫn có thể có nhiều người vượt qua được những bài tra tấn và hành hạ mà đôi khi bọn trâu bò như Mỹ đen vẫn không thể chịu đựng được. Thế nên việc thả tép mà không hề quan tâm đến chất lượng nước thì cũng giống như việc bạn bốc thăm may mắn, cơ hội là 50/50. May thì tép sống, không may thì sẽ chết. Đừng vì những lần "trùng hợp may mắn" mà vẽ nên một "kiến thức" vô cùng sai lầm cho những người khác.
KHÔNG CHẾT KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ TÉP KHÔNG CHẾT, MAY MẮN QUÁ NÊN TÉP SỐNG CẢ RỒI
Vậy thì việc mình viết bài này để làm gì? Thưa là để cái phần "may mắn" của bạn được đẩy lên 100%. Nói cách khác, tép sẽ không bao giờ chết vì lý do môi trường hay trúng độc! (Nếu chết thì sẽ do lý do khác )
Đối với những loài nhạy cảm như tép ong hoặc những cấp cao hơn việc xuất hiện những topic như "Thả tép sau 3 ngày set bể" hay "Chân dài nhập hồ vài tiếng"... hay đại loại vậy thì có chung đặc điểm là:
Xài đồ hiệu (Nền hiệu, lọc hiệu, tép hiệu)
Xài doping (Xài vi sinh bổ sung các loại)

ĐẶC BIỆT: Không cung cấp chỉ số chất độc trong tép, thay vào đó chỉ cung cấp những thông số cơ bản như TDS, PH, ánh sáng... bla bla bla lý do là họ có thể dựa vào kinh nghiệm và không quan tâm, cũng có thể họ không có dụng cụ để đo. Chơi dạng này thì như "Không dám đi khám bệnh vì sợ phát hiện ra bệnh" vậy. Rất êm đềm nhưng cũng đầy may rủi.

Tóm lại là: Hồ mới set up cần 1 thời gian ít nhất là 3 tuần để hệ vi sinh tương đối hoàn chỉnh. Các bạn đừng dục tốc mà bất đạt khi dấn thân vào những em tép có giá trị cao. Nếu bạn muốn thử thả tép sau vài ngày Tốt thôi, chúc bạn thành công, vì thực tế có hàng tá người cũng thành công rồi đấy thôi

Câu 6: Vậy để tao thành hệ tuần hoàn Nitrogen cần những gì?

Muốn có tép thì phải có hồ, muốn có vi sinh thì phải có ổ. Những ổ vi sinh phải là những vật liệu lọc có tổng diện tích bề mặt càng lớn càng tốt. Vì những nơi này sẽ là "lọc", nước chảy qua những thứ này, vi sinh bám trên đó sẽ xử lý, biến đổi các chất độc thành chất không độc. Nên Vật liệu lọc mình đề nghị là:
- Seachem Matrix (1/2 lọc)
- Seachem Purigen (1/4 lọc)
- Bông lọc (1/4 lọc)
Công dụng từng thứ:
- Seachem Matrix là nơi chứa vi sinh, diện tích bề mặt của nó rất là lớn nên số lượng vi sinh chứa sẽ rất là nhiều, mà càng nhiều thì nước của bạn được lọc càng... sạch!
- Seachem Purigen: Cái này dùng để hấp thụ các chất thải ở mức "Tiền Amonia" Tức là những chất này dần dần sẽ biến thành NH3, nhưng trước khi biến thành NH3 sẽ bị thằng Purigen níu lại mà xử lý.
2 thứ trên có thể rửa lại để tái sự dụng.
- Bông lọc: Đơn giản là chỉ để lọc những hạt bụi to thôi.
Đó là những thứ mình đưa ra ví dụ điển hình. Các bạn cũng có thể mua các vật liệu lọc của các hãng khác có tác dụng tương đương

Câu 7: Làm sao để bảo trì hệ vi sinh này?

Việc chạy lọc thường xuyên là điều nên làm, vì nếu bạn dừng lọc lâu quá, dòng nước không luân chuyển, vi sinh sẽ chết (Thời gian bao lâu thì mình có đọc là 10 tiếng thì phải).
Lưu ý khi rửa vật liệu lọc nên rửa bằng nước của hồ.

Nguồn: Jadennguyen - aquabird

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.