Header Ads

Kinh Nghiệm Ươm Fiss Vò

Kinh Nghiệm Ươm Fiss Vò Dưới 30 Ngày Có Thể Vào Nước Và Thả Cá


- Như mọi người cũng biết có rất nhiều cách để ươm fiss vò cho nhanh lên, người thì pha sữa chua, người thì trộn ít phân bón vô, người thì trùm kín mặt hồ để giữ ẩm (những cách này làm không khéo sẽ bị chết fiss)
- Nhưng hôm nay mình sẽ chia sẽ cách ươm fiss vò truyền thống nhất, đơn giản nhất, tiết kiệm nhất, giữ được độ ẩm cao, đỡ tốn thời gian phun nước và hiệu quả nhất (theo ý kiến cá nhân của mình là vậy, vì mình ươm rất rất nhiều hồ fiss vò cũng như các thể loại ươm fiss)

1 - Chuẩn bị

- Khi các bạn đi mua fiss vò, đừng quá lo lắng về việc có lẫn đá sỏi nhỏ trong đó (đương nhiên là ít thôi), mang fiss vò về cứ lấy lượng vừa đủ cho chỗ mình muốn ươm, bỏ vô máy xay sinh tố, chế tí nước vô và xay lên, vài viên đá nhỏ sẽ không làm hư máy nhà bạn đâu, yên tâm đi nhé, xay vài vòng ta sẽ dc 1 thứ nước sệt sệt như sinh tố. Lấy cái thau nhỏ hoặc cái tô, để cái rổ lược vô đó rồi bạn đổ hết cái đống sinh tố trong máy vô rổ lược nước sẽ chảy ra phần thau và fiss vò đã say sẽ nằm gọn trong cái rổ lược. Đây là lúc tiến đưa fiss vò vô chỗ muốn ươm.

Ươm nền sẽ có 2 cách tiến hành

+ Cách 1: Sau khi đã lược fiss vò, chúng ta sẽ lấy 1 cái mâm to ra rồi trải đều và tán mỏng fiss vò lên,đem đi để cho ráo, cứ mở quạt chỉa vô cho đến khi nào nó khô thì thôi, phải thật là phô không còn tí ẩm nào luôn nhé. Khi fiss đã khô thì cứ đổ hết vô cái rổ nhỏ và bắt đầu lay cho nó rơi xuống nền đến khi nào kín hết chỗ nền mà mình muốn ươm.

+ Cách 2: Sau khi đã lược fiss vò, chúng ta cứ để nguyên cái rổ lược trong thau nước sinh tố màu nâu đó. rổ lược chủ yếu để giữ fiss không cho nó trôi lung tung, dùng tay bốc từng nhúm fiss vò đang nằm trong thau nước ra mà đắp thẳng lên chỗ nền cần ươm, giống như đắp đất set vậy đó, vừa đắp vừa lấy tay ịn ịn và cho bề mặt nó láng.

Ươm đá và lũa

- Giống như cách 2 của ươm nền.

2- Tiến hành ươm

- Để đỡ tốn thời gian canh và phun ẩm nhiều lần trong ngày, thì mọi người cứ đổ nước vô hồ nhưng không được ngập fiss, cách mặt fiss khoảng 0.5 cm (so với phần fiss thấp nhất), rồi phun ẩm cho nó 1 phát. Chúng ta đổ nước vô hồ như vậy, thì khi hơi nước bốc lên gặp mặt fiss sẽ bị giữ lại và luôn tạo độ ẩm cho mặt fiss, với cách làm này chúng ta có thể không cần xịt nước mỗi ngày, mà chỉ việc quan sát thấy chỗ nào khô thì xịt cho nó 1 chút lúc sáng đi làm và trước khi đi ngủ, mình đã ươm như vậy rất nhiều lần và gần như không cần phải phun ẩm, thấy cạn nước trong hồ thì đổ thêm vô thôi.

Nhiệt độ
- Nếu bạn nào ươm trong phòng máy lạnh thì quá tốt, không phải lo lắng lắm. Đối với những bạn không có máy lạnh thì cũng chả sao, chúng ta cứ hứng 1 bình nước suối để cho đông đá rồi sáng treo vô hồ, tối lấy cất tủ lạnh, sáng hôm sau lại treo vô hồ và cứ thế mà làm.

Giữ ẩm
- Để tăng độ ẩm trong lúc ươm fiss và để cho an toàn fiss không bị mốc, thì nên dùng màng bọc thức ăn phủ 50% mặt hồ là được nhé (đừng bịt kín hết 100% mặt hồ nhé). Nếu xuôi fiss bị mốc trắng thì cũng đừng lo, khi đó không nên phủ mặt hồ nữa cứ để ra cho thoáng, và phun nước thẳng vô chỗ mốc, 2 3 ngày sẽ hết mốc thôi. Nguyên nhân mốc là do độ ẩm cao.

Ánh sáng
- Cứ đánh đèn 24/24 cho đến khi fiss lên để vô nước luôn nhé

Thời gian
- Giai đoạn 1: Khoảng 10-15 ngày đầu fiss nó chỉ nâu hoặc đen
- Giai đoạn 2: Sau 10 hoặc 15 ngày fiss sẽ bắt đầu nhú mầm xanh nhỏ li ti và các cây dại cũng mọc theo, fiss và cây dại sẽ lớn theo thời gian :) (cây dại kệ nó, đừng nhổ, mốt vô nước tự rửa ra thôi, không ảnh hưởng gì cả)
- Giai đoạn 3: Lúc này được khoảng 25-30 ngày thấy fiss xanh đều lá lớn, thì vô nước mà chơi thôi

Nguồn: Pontus Aquarium

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.